“Tôi
thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”
Melissa Mã Tuyên Tử (Melissa Ma Xuan Zi 马瑄紫), hay được biết đến nhiều hơn với cái tên Mã Nặc (Ma Nuo 马诺),
là một người mẫu ở Bắc Kinh; người đã trở thành hiện tượng nổi tiếng chỉ sau một
đêm, sau khi đưa ra một câu trả lời mạnh mẽ và sắc sảo trong chương trình truyền
hình hẹn hò “Fei Cheng Wu Rao” (“Phi Thành Bất Nhiễu”, dịch sát nghĩa: ‘Nếu
không chân thành, xin đừng quấy nhiễu’). Mã Nặc được coi là hình mẫu của loại “con
gái vật chất” sau khi cô đưa ra những lời nhận xét mà theo nhiều người là quá
thẳng thắn và tán tụng tiền bạc khi cô từ chối những người nghèo.
Trong chương trình truyền hình đó, cô đã cao ngạo từ chối thẳng thừng
lời mời “cùng cô đi trên một chiếc xe đạp” của một thí sinh nam. : “Tôi thà
khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp”, Mã Nặc đã cười khúc khích và đáp
lại chàng trai như vậy. Màn đáp trả trên truyền hình này sau đó đã ngay tức khắc
quét sạch mạng Internet, và khiến Mã Nặc lập tức trong một đêm trở thành người
nổi tiếng. Cô gái này đã rời chương trình hôm đó mà không có thêm một người bạn
trai nào, nhưng từ đó đã xuất hiện trên vô số show truyền hình khác, và trở
thành một trong những người phụ nữ được nhắc đến nhiều nhất tại Trung Quốc.
Sau đó, vào ngày 13 tháng Sáu năm 2010, Mã Nặc đã bật khóc và xin
lỗi khán giả trong một chương trình truyền hình, giải thích rằng ngoài đời mình
không phải là một kẻ chỉ biết đến vật chất như vậy. Sau khi tốt nghiệp, Mã Nặc
muốn trở nên nổi tiếng hơn trên truyền hình, bằng cách tham gia vào show truyền
hình hẹn hò thực tế “Fei Cheng Wu Rao”. Theo lời cô, cô đã bị lợi dụng bởi ban
tổ chức của chương trình để khiến nó hấp dẫn người xem hơn.
Sự thật có thực như vậy không? Bất kể thế nào, “hiện tượng Mã Nặc”
là một sự phản ánh thực sự về tình trạng của xã hội hiện nay. Những người trẻ
này đã lớn lên trong một xã hội tích lũy tiền bạc nhanh đến chóng mặt. Họ kiêu
ngạo và đua đòi. Họ tôn thờ tiền bạc, xe cộ và nhà cửa, bởi chính nền kinh tế
đang phát triển nhanh như chớp kia khiến họ trở nên thế. Vậy, liệu Mã Nặc có chỉ
nói lên ý kiến của riêng mình không? Không, ý kiến của cô là cộng hưởng tiếng
nói của toàn bộ giới trẻ Trung Quốc.
Người dịch: Nguyễn
Tiến Đạt)
Chi
tiết về câu nói này của Mã Nặc (Ma Nuo) được nhắc đến trong một bài dịch mình
đang thực hiện về thực trạng xã hội và khoảng cách giữa các thế hệ của Trung Quốc.
Đúng là chỉ có khi dịch, phải ép mình google để làm chú thích thì mới biết được
những thông tin như thế này. Dịch lại một đoạn ngắn, cho những ai quan tâm. (Đạt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét